Cấu tạo, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của Cảm biến tiệm cận
- Ngày đăng: 18-01-2019
- Lượt xem: 632
Cảm biến tiệm cận là bao gồm tất cả các loại cảm biến phát hiện vật thể không cần tiếp xúc. Ví như công tắc hành trình mà dựa trên tính chất vật lý giữa cảm biến và vật thể cần phát hiện. Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện.
Cảm biến tiệm cận được chia thành 2 loại: loại cảm ứng từ, loại điện dung.
1 – Nguyên lí hoạt động của cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ:
Từ trường do cuộn dây của sensor tạo ra sẽ thay đổi khi tương tác với vật thể kim loại. (do đó chỉ phát hiện được vật thể kim loại). Cảm ứng từ loại có bảo vệ và không có bảo vệ.
Mô tả hoạt động của cảm ứng từ
- Cảm ứng từ loại có bảo vệ (Shielded). Từ trường được tập trung trước mặt sensor nên ít bị nhiễu bởi kim loại xung quanh. Tuy nhiên khoảng cách đo ngắn đi.
- Cảm ứng từ loại không có bảo vệ (Un - Shielded). Không có bảo vệ từ trường xung quanh mặt sensor nên khoảng cách đo dài hơn. Tuy nhiên dễ bị nhiễu của kim loại xung quanh.
Bảo vệ cảm biến
2 – Nguyên lí hoạt động của cảm biến tiệm cận loại cảm ứng điện dung:
Phát hiện theo nguyên tắc tĩnh điện (sự thay đổi điện dung giữa vật cảm biến và đầu sensor). có thể phát hiện tất cả vật.
Hoạt động của cảm biến điện dung